Trám Răng Amalgam Là Gì? Có Độc Không? Giữ Được Bao Lâu

Bạn đang xem: Trám Răng Amalgam Là Gì? Có Độc Không? Giữ Được Bao Lâu tại Trường THCS Đồng Phú

Chất hàn răng Amalgam là một trong những vật liệu trám được sử dụng khá rộng rãi trong nha khoa trong những năm về trước. Tuy nhiên, gần đây, rất nhiều ý kiến trái chiều nhau cho rằng trám răng Amalgam không đảm bảo an toàn sức khỏe. Thế nhưng cũng có ý kiến nói Amalgam được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng trong kỹ thuật hàn trám răng nên không cần phải quá lo lắng. Vậy sự thật trám răng bằng Amalgam có độc không? Cùng BeDental đi tìm lời giải đáp chính xác về câu hỏi thắc mắc này nhé.

Mục Lục

  • 1 Trám răng Amalgam là gì?
  • 2 Đặc trưng miếng trám Amalgam sử dụng trong nha khoa
  • 3 Ưu điểm của phương pháp trám răng Amalgam
  • 4 Bác sĩ thực hiện hàn trám dễ dàng
  • 5 Mang lại khả năng phục hình thẩm mỹ tốt
  • 6 Đảm bảo chức năng nhai ổn định
  • 7 Tiết kiệm chi phí
  • 8 Nhược điểm phương pháp hàn răng Amalgam
  • 9 Tính thẩm mỹ chưa thực sự cao
  • 10 Có khả năng bị đổi màu
  • 11 Có một số trường hợp bị dẫn nhiệt
  • 12 Có khả năng gây dị ứng
  • 13 Làm tổn thương men răng và cấu trúc răng
  • 14 Trám răng Amalgam giữ được bao lâu?
  • 15 Trám răng Amalgam có độc không?
  • 16 Những ai tuyệt đối không nên hàn răng Amalgam
  • 17 Vật liệu trám răng nào an toàn hơn để thay thế cho Amalgam?
  • 18 Trám răng composite
  • 19 Trám răng sứ
  • 20 Trám răng GIC

Mục lục

Trám răng Amalgam là gì?

Amalgam còn được biết tới là hỗn hống. Đây là sản phẩm được tạo ra bởi sự kết hợp từ thủy ngân và một số kim loại khác như đồng, kẽm, chì,… Về hóa học, Amalgam có thể tồn tại được cả ở 3 dạng lỏng, rắn hoặc bột. Thể trạng tồn tại của Amalgam phụ thuộc vào lượng thủy ngân chứa bên trong.

Theo ghi chép, lịch sử ra đời của Amalgam khởi nguồn từ thời nhà Đường – Trung Quốc những năm 659. Tại châu Âu, Amalgam lần đầu tiên được sử dụng là vào khoảng năm 1528. Sau đó, tới năm 1800, vật liệu trám răng Amalgam được sử dụng rộng rãi hơn, đặc biệt là tại những phòng khám nha khoa.

Trám răng Amalgam còn được gọi là phương pháp trám răng bằng chì. Kỹ thuật này được ứng dụng cho những trường hợp răng bị sâu, sứt mẻ, nứt vỡ,… Tỷ lệ kim loại và thủy ngân trong Amalgam hàn răng được pha chế cực kỳ cẩn trọng, tránh sai sót nồng độ cho phép. Thực hiện hàn răng Amalgam thường được áp dụng cho rằng hàm bởi độ chắc bền, không yêu cầu thẩm mỹ.

Tuy nhiên, vào năm 2018, EU đã ban hành lệnh cấm sử dụng Amalgam với đối tượng là trẻ em và phụ nữ có thai. Nguồn tin này ban ra đã khiến rất nhiều người dùng cảm thấy cực kỳ lo lắng không biết Amalgam đã trám trên răng trước đó có để lại hậu quả gì không.

Amalgam là vật liệu trám răng được sử dụng rộng rãi nhiều năm về trước

Đặc trưng miếng trám Amalgam sử dụng trong nha khoa

Trám răng Amalgam sẽ được bác sĩ nha khoa cẩn thận pha chế theo đúng tỷ lệ. Bột Amalgam sẽ được trộn cùng với thủy ngân. Sau đó đưa vào trong xoang đã sửa soạn trước đó. Tiếp theo, bác sĩ sẽ nhồi thật chặt và tiến hành điêu khắc sao cho vết trám vừa khít với vị trí tổn thương trên răng. Trước khi miếng trám đông cứng cần phải điêu khắc thật cẩn thận để đảm bảo an toàn lẫn tính thẩm mỹ.

Về đặc tính miếng trám răng Amalgam, người dùng luôn đánh giá cao về độ cứng cáp và tuổi thọ sử dụng. Do đó, vật liệu Amalgam thường được tiến hành để hàn trám, phục hồi thẩm mỹ cho những chiếc răng trong góc hàm. Đối với răng cửa thì trám kim loại Amalgam sẽ không phù hợp vì tính thẩm mỹ không cao.

Trước đó, vật liệu Amalgam vẫn được đánh giá an toàn, hiệu quả và tuổi thọ bền nên việc ứng dụng chúng rộng rãi trong điều trị nha khoa thẩm mỹ là điều dễ hiểu. Khi đặt Amalgam vào xoang trám, vật liệu sẽ hóa cứng trong vòng vài phút. Thời điểm này, bác sĩ có thể điêu khắc dễ dàng. Thời gian hóa cứng cuối cùng khoảng 24 giờ, sau đó sẽ không thể chỉnh sửa được nữa.

Trám răng Amalgam có đặc trưng độ bền cao, chịu lực nhai tốtTrám răng Amalgam có đặc trưng độ bền cao, chịu lực nhai tốt

Ưu điểm của phương pháp trám răng Amalgam

Có thể nói, Amalgam ra đời đã mở ra một giai đoạn mới của thẩm mỹ nha khoa. Đối với những trường hợp răng bị sâu nhẹ đến trung bình hay răng sứt mẻ, vỡ đôi thì hàn trám răng chính là phương pháp hiệu quả nhất. Trong khi đó, Amalgam lại sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với một số kỹ thuật thẩm mỹ tổn thương răng khác.

Dưới đây là những ưu điểm của vật liệu hàn răng Amalgam:

Bác sĩ thực hiện hàn trám dễ dàng

Vật liệu Amalgam sử dụng trong hàn trám răng thường tồn tại ở dạng lỏng dẻo. Khi thực hiện, bác sĩ chỉ cần đặt Amalgam lên trên và tiến hành điêu khắc chỉnh sửa sao cho vừa vặn với tổn thương răng.

Hàn răng bằng vật liệu Amalgam khá dễ dàng, không phức tạp về quy trình thực hiệnHàn răng bằng vật liệu Amalgam khá dễ dàng, không phức tạp về quy trình thực hiện

Mang lại khả năng phục hình thẩm mỹ tốt

Khi răng bị tổn thương do sâu phá hủy hoặc ngoại lực tác động làm sứt răng, mẻ răng, răng bị thưa,… trám răng chính là phương án khắc phục hoàn hảo. Nhờ kết cấu dạng dẻo nên khi đưa Amalgam vào tổn thương răng sẽ có thể điêu khắc vừa khít khuyết điểm.

Đặc biệt, với những trường hợp răng bị tổn thương lớn hơn, các vật liệu trám khác không hoặc khó làm được thì Amalgam chính là lựa chọn tốt nhất.

Đảm bảo chức năng nhai ổn định

Sau khi hàn trám Amalgam xong, chúng sẽ hóa cứng và sở hữu độ bền ưu việt. Có thể nói, Amalgam có độ cứng gần như hoàn hảo. Vì vậy, tổn thương trên răng không những được khắc phục mà lớp trám Amalgam còn bảo vệ quanh răng, giúp việc nhai thức ăn trở nên đơn giản, dễ chịu chứ không cần phải kiêng khem hay tránh nhai bên hàm răng bị tổn thương như trước nữa.

Ngoài ra, Amalgam là vật liệu có độ bền chắc cao nên khả năng chịu lực ăn nhai tốt cùng tuổi thọ rất dài. Thực tế, tuổi thọ của miếng trám Amalgam có thể lên tới 10 năm mà không hề bong tróc, rơi rớt nếu như được chăm sóc cẩn thận.

Tiết kiệm chi phí

Tiến hành hàn răng Amalgam còn giúp tối ưu chi phí thực hiện thẩm mỹ khuyết điểm răng. So với những vật liệu hàn trám răng khác thì Amalgam rẻ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, độ bền của Amalgam khá cao nên trường hợp cần đi hàn trám lại là rất ít xảy ra.

Nhược điểm phương pháp hàn răng Amalgam

Song song với nhiều ưu điểm nổi trội thì Amalgam cũng tồn tại một vài nhược điểm như sau:

Tính thẩm mỹ chưa thực sự cao

Miếng trám bằng Amalgam có màu bạc. Do đó, nếu thực hiện hàn trám ở khu vực răng góc hàm sẽ không ảnh hưởng nhưng cần hàn trám ở khu vực răng cửa thì tính thẩm mỹ là chưa cao. Với răng cửa cần trám răng, bạn có thể tham khảo vật liệu khác như sứ hoặc composite.

Hàn răng Amalgam không đảm bảo tính thẩm mỹ caoHàn răng Amalgam không đảm bảo tính thẩm mỹ cao

Có khả năng bị đổi màu

Trong quá trình ăn uống hàng ngày, dung nạp quá nhiều thực phẩm có tính axit hoặc chứa màu sẽ làm biến đổi màu răng. Amalgam sẽ bị tiếp xúc và đổi sang màu khác với nguyên bản ban đầu. Bên cạnh đó, những chiếc răng bên cạnh răng trám Amalgam có thể cũng bị ảnh hưởng.

Có một số trường hợp bị dẫn nhiệt

Amalgam là chất có khả năng dẫn nhiệt tốt. Do đó, khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến răng bạn trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Đi kèm đó là cảm giác ê buốt, đau nhức khiến quá trình ăn uống gặp nhiều trở ngại.

Có khả năng gây dị ứng

Vì trong Amalgam có chứa thủy ngân cùng một số kim loại khác như đồng, thiếc, bạc,… Do đó, với những cơ thể dễ kích ứng với kim loại thì trám răng Amalgam có khả năng gây đau nhức, bong bật miếng trám.

Làm tổn thương men răng và cấu trúc răng

Khi thực hiện trám răng Amalgam, bác sĩ cần phải tạo xoang trám để đổ Amalgam vào trong. Vì thế, có thể làm xâm lấn và ảnh hưởng đến men răng lẫn cấu trúc răng.

Trám răng Amalgam giữ được bao lâu?

Kỹ thuật hàn răng Amalgam luôn được đánh giá cao về tuổi thọ miếng trám. Thực tế, miếng trám có thể tồn tại trên răng từ 5 – 6 năm. Thậm chí lên tới 10 năm nếu như được chăm sóc cẩn thận về chế độ ăn uống lẫn vệ sinh răng miệng.

Ngoài ra, tuổi thọ miếng trám Amalgam còn phụ thuộc vào tay nghề hàn trám của bác sĩ. Tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín thực hiện hàn trám răng Amalgam sẽ đảm bảo độ bền miếng trám Amalgam đạt ngưỡng cao nhất.

Trám răng Amalgam có độc không?

Hàn răng Amalgam có độc không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người dùng hiện nay. Được biết, trong Amalgam có chứa hỗn hợp thủy ngân cùng những kim loại khác. Khi hàn răng Amalgam, thủy ngân có thể giải phóng một lượng nhỏ ở dạng hơi. Nếu hít phải, đặc biệt ở liều lượng cao hơn có thể khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng.

Thủy ngân có  thể gây độc thần kinh khi tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao. Thủy ngân tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây độc mãn tính, làm ảnh hưởng tới sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng. Ví dụ như làm giảm sức đề kháng tự nhiên, gây tổn thương một số cơ quan trong cơ thể như thận, gan. Bên cạnh đó, nhiễm độc thủy ngân đặc biệt ảnh hưởng tới hệ thần kinh và trí thông minh.

Tuy nhiên, thủy ngân thoát ra từ vật liệu trám răng thấp nên vẫn chưa có ghi nhận độc tính trên lâm sàng. Bên cạnh đó, FDA cũng đã có những cuộc nghiên cứu để xác định Amalgam độc hại hay không. Kết quả là: chất trám răng Amalgam an toàn cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho kết quả những đối tượng này không có mối liên quan nào giữa chất trám Amalgam và những vấn đề sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các địa chỉ trám răng uy tín để thực hiện.

Hàn răng Amalgam có độc không?Hàn răng Amalgam có độc không?

Những ai tuyệt đối không nên hàn răng Amalgam

Mặc dù nghiên cứu lâm sàng chưa tìm ra các bằng chứng cho việc tiếp xúc với thủy ngân thì Amalgam sẽ dẫn tới hàng loạt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, theo khuyến cáo mới nhất của FDA thì có một số nhóm đối tượng không nên sử dụng Amalgam hàn trám răng đó là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Cụ thể, hàn răng vật liệu Amalgam chống chỉ định với:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú.
  • Những người mắc bệnh thần kinh từ trước.
  • Những người bị suy giảm chức năng thận.
  • Những người có khả năng kích ứng với thủy ngân hoặc kim loại.

Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai, trẻ em cho con bú,... tuyệt đối không sử dụng Amalgam để trám răngĐể đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai, trẻ em cho con bú,… tuyệt đối không sử dụng Amalgam để trám răng

Đặc biệt lưu ý: FDA cũng không khuyến nghị bất cứ ai đã và đang sử dụng miếng trám Amalgam trên răng mà có ý định đặt lại hoặc loại bỏ miếng trám. Bởi đây là giai đoạn mà thủy ngân có thể giải phóng hơi khí cao nhất. Trừ trường hợp cần thiết về mặt y tế thì việc loại bỏ Amalgam mới được tiến hành. Khi loại bỏ Amalgam có thể gây ra sự gia tăng tạm thời việc tiếp xúc với hơi thủy ngân. Đồng thời làm mất cấu trúc răng khỏe mạnh, có khả năng dẫn đến nhiều rủi ro hay biến chứng nguy hiểm hơn.

Vật liệu trám răng nào an toàn hơn để thay thế cho Amalgam?

Mặc dù lượng thủy ngân trong Amalgam không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe con người nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn có thể chọn ra những vật liệu trám răng khác an toàn hơn như composite, sứ hoặc GIC.

Trám răng composite

Composite là vật liệu trám răng an toàn, hiệu quả và được ưa chuộng nhất hiện nay. So với Amalgam, composite sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn về cả tính thẩm mỹ lẫn độ an toàn sức khỏe.

Trám răng composite sử dụng chất liệu nhựa composite với màu sắc gần giống hệt với răng thật. Vì thế, nếu không quan sát kỹ thì rất khó để nhận biết có hàn trám răng hay chưa. Đối với răng cửa cũng có thể an tâm thực hiện kỹ thuật hàn răng composite.

Ngoài ra, khi sử dụng composite để trám răng cũng sẽ không gây xâm lấn quá nhiều như trám bạc Amalgam. Ngoài trám hàn thì composite cũng có thể sử dụng để chữa răng sứt mẻ, gãy mòn.

Đặc biệt, vật liệu composite tuyệt đối không chứa bất cứ chất độc hại nào cho cơ thể. Bạn có thể an tâm sử dụng mà không cần phải lo lắng quá nhiều.

Trám răng sứ

Kỹ thuật trám răng sứ nha khoa còn gọi là Inlay Onlay. Với mọi khuyết điểm trên răng, vật liệu sứ đều có thể thực hiện được chứ không kén chọn đối tượng như Amalgam.

Về ưu điểm, sứ nha khoa có màu sắc trùng với màu thật của răng nên hiệu quả thẩm mỹ là cực kỳ cao. Bên cạnh đó, độ bền của sứ cũng rất lâu, không bị đổi màu theo thời gian sử dụng như Amalgam.

Sử dụng sứ nha khoa để hàn trám răng còn giúp quá trình vệ sinh răng miệng và đảm bảo chức năng nhai ổn định. Sứ khá cứng nên độ bền cùng khả năng chịu lực cũng được đánh giá cao. Nhìn chung, sứ nha khoa hiện là một trong những vật liệu hàn trám răng được đánh giá cao vì ưu điểm toàn diện.

Trám răng GIC

GIC là vật liệu xi măng trám ra đời sau Amalgam. So với Amalgam, GIC an toàn và mang lại tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều. GIC có màu trắng bột, được làm thành men răng nhân tạo để trám bít những lỗ sâu hay tổn thương nứt vỡ, sứt mẻ trên răng.

Đặc biệt, kỹ thuật trám răng GIC hoàn toàn không cần mài răng nên sẽ bảo tồn răng thật tối đa. Hơn nữa, trong vật liệu GIC còn có chứa Flour – chất chống sâu răng. Vì thế, trám răng GIC không những phục hình thẩm mỹ mà còn ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, làm hư hỏng răng.

Mặc dù vật liệu hàn răng Amalgam sở hữu nhiều ưu điểm nhưng xét về tầm giá cùng sự an toàn thì bạn vẫn nên chọn các kỹ thuật hàn răng khác như composite hay trám sứ Inlay Onlay. Hy vọng thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn biết thêm thông tin về trám răng Amalgam có độc không, đồng thời biết được nên chọn vật liệu hàn răng nào tốt nhất. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bạn hãy liên hệ với BeDental để được hỗ trợ.


 

z3568065899574 8b2880e5c894200a26fccb9fdb2b81eb

z3568065901392 c7669624238f405714365a4939b707d6

z3568065907673 15e9fd8219ca965cc03b7e0360732ebe

z3568065916111 8c52c3d5983bfaa21e94d762adae753e

z3568065921648 2c8f5f9c3199b048cb5d246f1574896f

z3568065929183 058a32f116d527972fb2bdebef49f6ac

z3568065933354 f3022fdaec9b0785d6d8a5b7b2433206

z3568065938331 493d717a7054a38e6deadea6d24ccf9f

z3568065940403 f1ef6e6d76af566578890e6ed1e49cbc

z3568065950547 e6049c6f147f1ab94419b79b063f10fa

z3568065953563 0aaa6bab7ac2f213e42606f01d056b32

z3568065954141 c8e9b69f454d20aaac379778cd8b1e89

z3568065966186 864df2816d7e67e35c30a17116dcf7a9

z3568065974721 555d2df7c75082cb601e5e36b0829af2

z3568065976557 cb939627747832b21b651c1191a4249a

z3568065979106 968b9202c2993cb152eac675cf2a173c

z3568065983510 bf82308e38e8aa34586fe4380b267947

z3568065991714 80a053c8f36b9d896a60c68a81594cbe

z3568065998493 6deb0f1c41d4cfa0cdea8cf60aaf61fc

z3568066003637 0bafc58ec45bcc628f4a9ff158e8d7bd

z3568066015736 7ef9a76f24591356c6afe58e516cb21e

z3568066016344 36ed60cc979ce6210a8586fb1371fceb

z3568066021736 ce6fb1669e52d4df8841b7b97387242b

z3568066025553 e557ebfe74c100963aa88f9bfabda96b

z3568066029129 8a396972272eb478fcc0602309f92346

z3568066035452 c987ec6da6e1683a750a5fa547942279

z3568066038699 ac66895fec4576571f0376c20d23f0e7

z3568066049157 923f69c4c1b5a693f37d9b250584302c

z3568066053915 abcc3345ed5acc929323292ddd9d2ba9

z3568066064250 127426c04381e21b9245027874ff506e

z3568066067424 67f5c571f6850599886305a812fbdfaa

z3568066067530 6a43e9c3c6c524e7ee4cae04c9806964

z3568066077013 0ff826033533e7975ae37725fba57cd1

z3568066079069 1166329fb3db997cbf34b6840ede8b30

z3568066083929 ea3683981813efef189065ec79619ff0

z3568066090795 0cccccd9e6988440ba67de9fbb211e2b

z3568066096198 57fa4190f807ad449d31fa0716d06d64

Bảng giá tham khảo :

Mã dịch vụ Danh mục     Giá thành
1. Giá Hàn răng (Tìm hiểu thêm…).
Teeth filling
DT01 Giá Hàn/Trám răng sữa trẻ em
Baby teeth filling
100.000
DT02 Giá Hàn/Trám răng vĩnh viễn
Permanent Teeth Filling
300.000
DT03 Giá Hàn/Trám răng thẩm mỹ
Cosmetic Filling
500.000
DT04 Giá Hàn cổ răng
Sensitive teeth filling
200.000
2. Giá Điều trị tủy (Tìm hiểu thêm…)
Root Canal Treatment – Anterior by endodontist machine
DT05 Giá Điều trị tuỷ Răng sữa
Root Canal Treatment – Anterior for baby teeth
500.000
DT06 Giá Điều trị tuỷ Răng cửa vĩnh viễn
Root Canal Treatment – Anterior for Front teeth
700.000
DT07 Giá Điều trị tuỷ Răng hàm nhỏ vĩnh viễn
Root Canal Treatment – Anterior for Premolar teeth
900.000
DT08 Giá Điều trị tuỷ Răng hàm lớn vĩnh viễn
Root Canal Treatment – Anterior for molar teeth
1.200.000
3.Giá Điều trị tủy lại( Máy Xmax usa)
Root Canal reTreatment – Anterior by endodontist machine
DT09 Giá Điều trị tuỷ bằng máy – Răng cửa
Root Canal Treatment – Anterior for Front teeth by endodontist machine
900.000
DT10 Giá Điều trị tuỷ bằng máy – Răng hàm nhỏ
Anterior for Premolar teeth by endodontist machine
1.200.000
DT11 Giá Điều trị tuỷ bằng máy – Răng hàm lớn
Anterior for molar teeth by endodontist machine
1.500.000
4 Dự phòng sâu răng (Tìm hiểu thêm…)
Vecniflour dental care
DT12 Giá Dự phòng sâu răng trẻ em
Vecniflour dental care for child
400.000

Trường THCS Đồng Phú –   

Trường THCS Đồng Phú

CS1:  7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội,

CS2: 98C Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông

Trường THCS Đồng Phú CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: thcsdongphucm.edu.vn

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM

    Dịch vụ bạn muốn sử dụngRăng sứ thẩm mỹNiềng răngCười hở lợiCấy răng ImplantNhổ răng khônViêm nha chuĐiều trị tủyBằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn
    để có thêm thông tin

    Bạn thấy bài viết Trám Răng Amalgam Là Gì? Có Độc Không? Giữ Được Bao Lâu có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Trám Răng Amalgam Là Gì? Có Độc Không? Giữ Được Bao Lâu bên dưới để Trường THCS Đồng Phú có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: thcsdongphucm.edu.vn/ của Trường THCS Đồng Phú

    Nhớ để nguồn bài viết này: Trám Răng Amalgam Là Gì? Có Độc Không? Giữ Được Bao Lâu của website thcsdongphucm.edu.vn/

    Chuyên mục: Hình Ảnh Đẹp

    Xem thêm bài viết hay:  Lịch Nghỉ Tết Qúy Mão 2023, Đếm Ngược Thời Gian Nghỉ Tết 2023

    Viết một bình luận